Mút ngón tay cái (thumbsucking) là một thói quen phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên thói quen đó ở 1 số trẻ lại rất khó bỏ.
Tại sao một số trẻ mút ngón tay cái?
Mút ngón tay cái hoặc mút ngón tay, cùng với việc sử dụng núm vú giả, hoàn toàn chấp nhận được đối với trẻ sơ sinh. Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ (ADA) , đây là một phản xạ tự nhiên đối với trẻ sơ sinh, có thể nhìn thấy cả khi bé còn trong bụng mẹ. Phản xạ này mang lại cho bé sự thoải mái và khi bé lớn lên, nó có thể giúp bé cảm thấy an tâm và hạnh phúc. Nó cũng có thể làm trẻ thấy dễ chịu, và nhiều trẻ sơ sinh, trẻ mới biết đi sử dụng nó như một cơ chế đối phó khi lo lắng hoặc bị tách khỏi cha mẹ của chúng. Thói quen này có thể giúp gây ngủ và trẻ có thể mút ngón tay cái vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Mút ngón tay cái thường kéo dài bao lâu?
Nhiều trẻ ngừng tự mút ngón tay cái, thường là 6 hoặc 7 tháng tuổi hoặc từ 2 đến 4 tuổi.
Mút ngón tay cái có nguy hại gì không?
Việc đầu tiên của thói quen mút ngón tay là tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh như: nhiễm giun, tay chân miệng, cảm cúm, tiêu chảy...
Ảnh hưởng đến răng: Mút ngón tay cái thường không phải là vấn đề đáng lo ngại cho đến khi răng vĩnh viễn của trẻ mọc. Tại thời điểm này, mút ngón tay có thể bắt đầu ảnh hưởng đến vòm miệng hoặc cách răng mọc thẳng hàng. Nguy cơ của các vấn đề về răng có liên quan đến tần suất, thời gian và cường độ của con bạn mút ngón tay.
Viện hàn lâm nhi khoa Mỹ cho biết việc điều trị thường chỉ bắt đầu ở những trẻ tiếp tục mút ngón tay sau 5 tuổi. Tuy nhiên một số chuyên gia khuyên bạn nên tập cho trẻ từ bỏ thói quen này trước 3 tuổi vì thực tế trẻ càng mút lâu càng khó từ bỏ và nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tiêu hóa.
Làm thế nào tôi có thể giúp con tôi ngừng mút tay?
- Với trẻ dưới 6 tháng, thói quen này không cần để ý tới, chú ý giữ tay trẻ luôn sạch.
- Với trẻ trên 6 tháng bạn hãy thử:
- Khen con khi chúng không mút.
- Trẻ thường mút ngón tay cái khi cảm thấy không an toàn hoặc cần sự thoải mái. Vì vậy bạn hãy tìm nguyên nhân của sự lo lắng và tạo sự thoải mái cho con bạn.
- Đưa ra lời nhắc nhở nhẹ nhàng. Những đứa trẻ lớn hơn thường khó từ bỏ thói quen hơn, hãy nhẹ nhàng nhắc nhở bé dừng lại. Đừng la mắng, chỉ trích hay chế giễu con bạn.
- Nếu những mẹo này không hiệu quả, hãy nhắc nhở trẻ về thói quen của chúng bằng cách băng bó ngón tay cái hoặc đeo tất tay vào ban đêm.