logo

©2019-2024 TANIMED

Tin tức y khoa

Những điều cần biết về nghe kém trẻ em

Theo website Bệnh viện Nhi Đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh cho biết:

Hơn 5% dân số thế giới bị ảnh hưởng bởi nghe kém, trẻ em chiếm 9% trong số đó. Can thiệp sớm cho trẻ nghe kém giúp trẻ có khả năng phát triển ngôn ngữ, hiểu lời, hoà nhập tốt hơn, kết quả này đúng cho mọi lứa tuổi theo WHO (Tổ chức Y tế thế giới)

Trẻ nghe kém nên được can thiệp sớm nhất có thể nhưng đừng trễ hơn 6 tháng tuổi, theo CDC (Trung Tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ).

Việt Nam chưa có chương trình quốc gia tầm soát nghe kém rộng rãi cho mọi trẻ sơ sinh.

Thông tin từ bác sĩ Phạm Đoàn Tấn Tài đang công tác tại bệnh viện Nhi Đồng 1, tỷ lệ trẻ nghe kém được chẩn đoán, mức độ từ nặng đến sâu lên đến 84%, tuổi xác định là 4,82 ± 2,75 tuổi. Trẻ được chẩn đoán trước 2 tuổi chưa đến 6%.

Bệnh viện Nhi Đồng 1 đang tầm soát nghe kém cho trẻ có nguy cơ cao từ các khoa Sơ sinh, Tiêu hoá, Tim mạch,...và từ một vài bệnh viện sản khoa lớn tại thành phố Hồ Chí Minh như: bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Hùng Vương,…Số trẻ nghe kém còn lại, phần  nhiều đến khám vì chậm nói, nói không rõ, đi học không tốt.

Thực tế, nhiều gia đình từ xa đưa trẻ đến khám lúc đang ho, sổ mũi, sốt, ráy tai nhiều hoặc trẻ quấy khóc không ngồi yên,…buộc gia đình phải đi lại nhiều lần. Điều này làm ảnh hưởng sức khoẻ của trẻ, mất thời gian của gia đình và nhân viên y tế.

Về can thiệp vẫn còn nhiều quan niệm sai lầm như chữa nghe kém bằng châm cứu, bấm huyệt, vỗ tai, kéo lưỡi,… gây đau đớn cho trẻ, nuôi hi vọng ảo, phí công sức, tiền của, và nhất là bỏ phí quỹ thời gian vàng có thể phát triển ngôn ngữ nếu được can thiệp đúng.

Chính vì những lý do nêu trên, tờ bướm của Đơn vị Tai - Thính học bệnh viện Nhi Đồng 1 thực hiện giúp phụ huynh tìm hiểu thông tin về nghe kém trẻ em, giúp nhận biết sớm các dấu hiệu của nghe kém và biết các bước cần thiết can thiệp cho trẻ chậm nói, nghe kém.

nhung-dieu-can-biet-ve-nghe-kem-tre-em-1.jpg

nhung-dieu-can-biet-ve-nghe-kem-tre-em-2.jpg

Visitor