logo

©2019-2024 TANIMED

Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi thường gặp

1/ Trẻ sau khi tiêm phòng lao hơn 2 tuần mà vẫn chưa mưng mủ vết tiêm, liệu có phải tiêm lại không?

Trả lời:

Sau khi tiêm phòng lao khoảng 2 tuần đến 1 tháng, thông thường tại vết tiêm sẽ mưng mủ. Sau đó vài tuần sẽ tạo thành sẹo đường kính khoảng 5 mm. Nhưng không có nghĩa là tất cả trẻ em tiêm phòng lao đều có phản ứng như vậy, và không có phản ứng không có nghĩa là tiêm phòng không có hiệu quả.

Tùy theo cơ địa, đáp ứng miễn dịch của từng bé, không phải bé nào sau 2 tuần cũng mưng mủ tại nơi tiêm, có bé 1 tháng mới mưng mủ, thậm chí có những bé từ 3 -6 tháng mới tạo thành sẹo. Và có những bé không bị loét, không có sẹo nhưng vẫn có đáp ứng miễn dịch.

Vì vậy bé nhà bạn mới hơn 1 tháng sau khi tiêm phòng lao. Có thể bé chưa lên sẹo. Tuy nhiên nếu sau 6 tháng mà bé vẫn ko mưng mủ và để lại sẹo thì bạn có thể đưa bé đi làm phản ứng Mantoux (phản ứng da tuberculin). Nếu kết quả âm tính và IDR = 0 thì chắc chắn con bạn không có đáp ứng miễn dịch và phải tiêm lại vắc xin phòng lao BCG.

2. Nếu không tiêm vắc xin viêm gan B được trong vòng 24 giờ sau khi sinh thì có thể tiêm sau đó được không?

Trả lời:

Tiêm vắc xin viêm gan B tốt nhất là trong 24 giờ đầu sau khi sinh, nếu không tiêm được thì cần tiêm sớm sau đó ngay khi có thể (tiêm trong vòng 7 ngày sau sinh).

Vắc xin viêm gan B có thể tiêm cùng 1 ngày với các vắc xin khác mà không ảnh hưởng đến sự đáp ứng miễn dịch của vắc xin.

3/ Tôi có thể trì hoãn, không đưa con đi tiêm chủng theo lịch tiêm chủng không?

Trả lời:

Một trong những cách hiệu quả nhất để bảo vệ con bạn là tuân thủ theo lịch tiêm chủng ở quốc gia mà bạn sinh sống. Nếu bạn trì hoãn và chậm không đưa con đi tiêm vắc-xin, bạn sẽ làm tăng thêm nguy cơ mắc bệnh cho con mình.

4/ Cần phải làm gì sau khi bị chó mèo cắn?

Trả lời:

 Phải xử lý kỹ và sớm ngay chỗ vết cắn làm giảm tối thiểu lượng virus dại tại nơi xâm nhập bằng cách rửa vết thương dưới vòi nước chảy với xà phòng nhiều lần, sau đó sát trùng bằng các dung dịch sát trùng như cồn, dung dịch Iot rồi đi tiêm vắc xin phòng dại ngay.

 Nếu vết thương gần thần kinh trung ương (đầu, mặt, cổ, vai, tay) hoặc ở nơi tập trung nhiều đầu dây thần kinh (như đầu chi, bộ phận sinh dục) thì cần phải tiêm cả huyết thanh kháng dại (SAR) và vắc xin dại.

5/ Có nên tiêm phòng bệnh dại cho người khi bị chó, mèo cắn? Tiêm vắc xin phòng bệnh dại khi nào?

 Tùy từng trường hợp cụ thể bác sĩ sẽ quyết định có nên tiêm phòng hay không. VD trường hợp con vật không thể theo dõi hoặc con vật chết cần phải tiêm phòng càng sớm càng tốt có thể phải tiêm kết hợp kháng huyết thanh và vắc xin; trường hợp con vật còn sống, theo dõi được có thể không tiêm hoặc hoãn tiêm.

 Theo hướng dẫn của WHO có thể phân loại 3 cấp độ:

 Cấp độ I: Khi người sờ hay cho súc vật ăn hoặc súc vật liếm trên da khuyến cáo không điều trị nếu con vật có tiền sử đáng tin cậy

 Cấp độ II: Khi súc vật gặm vùng da trần, những vết cào sước nhẹ không chảy máu hoặc liếm trên da có vết trầy khuyến cáo nên tiêm vắc xin ngay

Cấp độ III: Khi có 1 hay nhiều vết cắn hay cào xuyên thấu da, niêm mạch bị nhiễm nước dãi của súc vật khuyến cáo nên tiêm kháng huyết thanh và vắc xin phòng dại ngay lập tức

6/Tại sao phải tiêm ngừa cúm hằng năm, có phải 1 mũi tiêm chỉ có tác dụng trong 1 năm?

Trả lời:

Kháng thể bảo vệ tạo ra bởi vắc xin cúm tồn tại trong thời gian ngắn dưới 1 năm

Virus gây bệnh cúm thay đổi mỗi năm, nên vaccine năm ngoái có thể không bảo vệ bạn khỏi mắc cúm trong năm nay. Vì vậy, vaccine cúm được khuyến khích chủng ngừa mỗi năm.

Ở Việt Nam, kết quả giám sát cúm cho thấy dịch cúm thường xuất hiện quanh năm, đạt đỉnh vào tháng 3, tháng 4, tháng 9 và tháng 10 hàng năm. Do đó, tốt nhất nên tiêm vắc xin cúm vào trước mùa cúm.

7/ Nếu đang dự định mang thai thì có nên tiêm ngừa HPV không?Nếu có thì lịch tiêm như thế nào?

Trả lời:

Phụ nữ có kế hoạch mang thai nên tiêm ngừa một số bệnh thường xảy ra trong thai kì làm ảnh hưởng đến tính mạng và sức khoẻ của thai phụ và thai nhi như Viêm gan siêu vi B, Rubela, thủy đậu... Trong đó, riêng đối với HPV chị em nên hoàn tất trước khi mang thai 3 tháng là tối ưu.

Trường hợp không được như vậy thì có thể hoàn tất trước khi mang thai 1 tháng. Như vậy, chúng ta có thể yên tâm khi mang thai không có những biến chứng do virut HPV gây ra.

8/ Bé nhà tôi chuẩn bị tới lịch tiêm ngừa nhưng tôi không rõ khoảng cách an toàn giữa các mũi vắc xin là bao lâu. Mong bác sĩ giải đáp vấn đề khoảng cách giữa các mũi vắc xin ạ.

Trả lời:

Khoảng cách các mũi còn tùy thuộc vào từng loại vắc xin. Về nguyên tắc 2 vắc xin sống giảm độc lực (vắc xin sởi-quai bị-rubella, vắc xin thủy đậu,…) có thể tiêm cùng thời điểm ở 2 vị trí khác nhau trong cùng một buổi tiêm chủng. Trong trường hợp không tiêm đồng thời thì nên cách một khoảng cách tối thiểu là 4 tuần.

Đối với các vắc xin bất hoạt (viêm gan B, viêm não mô cầu…) có thể tiêm cùng một thời điểm hoặc cách nhau 2 tuần.

Khoảng cách giữa các mũi vắc xin được nhà sản xuất đưa ra dựa trên những nghiên cứu khoa học nhằm đảm bảo người được tiêm chủng có đủ nồng độ kháng thể cần thiết để phòng bệnh.

Nhìn chung, vắc xin chỉ có khoảng cách tối thiểu và không có khoảng cách tối đa.

9/Bé uống rota xong bị trớ , liệu có hiệu quả không? Có cần uống lại cho đủ liều không?

Trả lời:

Vì số lượng rotavirus trong 1 lần uốn vaccine rất lớn , đồng thời vaccine có khả năng bám dính cao vào niêm mạc miệng ,đường tiêu hóa sau khi uống , do đó nếu bị nôn trớ sau khi uống rotavirus vaccine thì không cần phải uống lại.Phụ huynh có thể làm gì hạn chế tình trạng nôn trớ khi uống vaccine của các bé: khi cho bé uống vaccine để đầu cao , tựa lưng vào lòng mẹ, uống ở vị trí 1/3 má trong

10/ Mẹ hỏi: “Thưa bác sĩ, một lần tiêm có thể kết hợp bao nhiêu loại vắc-xin?”

Trả lời:

-  Tiêm vắc-xin phối hợp sẽ được chia làm 2 nhóm:
-  Tiêm loại vắc xin có thành phần kết hợp sẵn ngừa nhiều loại bệnh trong 1 mũi như vắc-xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1.

-  Tiêm nhiều mũi vắc-xin ngừa các loại bệnh khác nhau cho trẻ trong cùng 1 thời điểm.

-  Lợi ích của việc tiêm phối hợp nhiều loại vắc-xin là:
Giúp bảo vệ trẻ tốt hơn.
 Giảm số lần trẻ khóc, sốt, mệt mỏi sau tiêm.
 Giúp cha mẹ tiết kiệm thời gian đi lại và chi phí y tế nhờ giảm số lần tiêm.

- Tuy nhiên, bạn nên lưu ý 1 lần tiêm có thể tiêm bao nhiêu loại vắc-xin còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
 

  Bác sĩ sẽ kiểm tra lịch sử tiêm chủng của trẻ để biết trẻ có thể sử dụng được tối đa bao nhiêu loại vắc-xin đúng với độ tuổi.
Theo quy định của nhà sản xuất, một số vắc-xin có thể kết hợp với nhau. Đặc biệt là vắc-xin sống dạng động lực, nếu không tiêm trong cùng 1 ngày thì trẻ phải cách khoảng cách thời gian là tối thiểu 4 tuần.

Visitor